ÔN KIỂM TRA GIỮA KỲ I

Ngày đăng:14/11/2023

ÔN KIỂM TRA GIỮA KÌ I, HÓA 11

1. Hằng số cân bằng của một phản ứng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Nồng độ.                B. Nhiệt độ.                C. Áp suất.                  D. Chất xúc tác.

2. Yếu tố nào sau đây luôn luôn không làm dịch chuyển cân bằng của hệ phản ứng?

A. Nồng độ.                B. Nhiệt độ.                C. Áp suất.                  D. Chất xúc tác.

3. Liên kết hóa học trong phân tử NH3 là liên kết

A. cộng hóa trị phân cực.                   B. ion.

C. cộng hóa trị không phân cực.                     D. kim loại.

4. Có thể nhận biết muối ammonium bằng cách cho muối tác dụng với dung dịch kiềm thấy thoát ra một khí. Chất khí đó là

A. NH3.                       B. H2.                          C. NO2.                       D. NO.

5. Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Trong phản ứng một chiều, chất sản phẩm không phản ứng được với nhau tạo thành chất ban đầu.

B. Trong phản ứng thuận nghịch, chất sản phẩm có thể phản ứng được với nhau tạo thành chất ban đầu.

C. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng luôn xảy ra không hoàn toàn.

D. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng điều kiện.

6. Chất nào sau đây là chất điện li?

A. Ethanol.                        B. Hydrochloric acid.            C. Glucose.          D. Saccharose.

7. Các dung dịch NaCl, NaOH, HCl, NH3 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là

A. NaOH.                           B. HCl.                                   C. NH3.                D. NaCl.

8. Dung dịch nào sau đây có pH < 7?

A. NaOH.                           B. CH3COOH.                        C. NaCl.              D. KNO3.

9. Cẩm tú cầu là loài hoa được trồng nhiều nhất tại Sa Pa hay Đà Lạt. Màu của loại hoa này có thể thay đổi tùy thuộc vào pH của thổ nhưỡng nên có thể điều chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng

pH đất trồng

< 7

= 7

> 7

Hoa sẽ có màu

Lam

Trắng sữa

Hồng

Khi trồng loài hoa trên, nếu ta bón thêm 1 ít NH4Cl và chỉ tưới nước thì khi thu hoạch hoa sẽ

A. có màu trắng sữa.                                            B. có màu hồng.

                 C. có đủ cả 3 màu lam, trắng, hồng.                     D. có màu lam.

10. Cho các nhận xét sau:

(a) Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

(b) Ở trạng thái cân bằng, các chất không phản ứng với nhau.

(c) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ chất sản phẩm luôn lớn hơn nồng độ chất ban đầu.

(d) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất không đổi.

     Các nhận xét đúng là

A. (a) và (b).                      B. (b) và (c).                               C. (a) và (c).                                  D. (a) và (d).

11. Một dung dịch X có nồng độ OH- = 10 – 2 M. Vậy pH của dung dịch X bằng

                 A. –2.                B. 12.                    C. 2.                D. 10.

12. Cho phản ứng: NH3 + H2O  NH4+ + OH. Trong phản ứng thuận, theo thuyết Brønsted – Lowry chất nào là acid?

                 A. NH3.             B. H2O.             C. NH4+.            D. OH.

13. Cho phản ứng sau: H2 (g) + I2 (g)  2HI (g). Biểu thức hằng số cân bằng KC của phản ứng là

            A. .         B. .               C. .           D. .

14. Đo pH của một cốc nước chanh được giá trị pH bằng 2,4. Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Nước chanh có môi trường acid.

B. Nồng độ ion [H+] của nước chanh là 10-2,4M.

C. Nồng độ ion [H+] của nước chanh là 0,24M.

D. Nồng độ ion [OH-] của nước chanh nhỏ hơn 10-7M.

15. Cho cân bằng hóa học: H2 (g) + I2 (g)  2HI (g) ;

      Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch.

B. Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng áp suất thì cân bằng không bị chuyển dịch.

C. Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng nồng độ H2 hoặc I2 thì giá trị hằng số cân bằng tăng.

D. Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

16. Trong tự nhiên, đơn chất nitrogen có nhiều trong

     A. nước biển.                B. không khí.                C. cơ thể người.            D. mỏ khoáng.

17. Hiện tượng mưa acid là do không khí bị ô nhiễm bởi các khí nào sau đây?

     A. SO2, NO2.                B. CO, CO2.                  C. CH4, CO.                  D. CH4, SO2.

18. Nitric acid thể hiện tính acid mạnh khi tác dụng với chất nào sau đây?

     A. CuO.                         B. Cu.                            C. FeO.                         D. Fe.

19. Cho cân bằng hóa học:  N2 (g) + 3H2 (g)  2NH3 (g) ;

Cân bằng chuyển dịch theo chiều nào (có giải thích) khi:

a. tăng nhiệt độ.

b. tách ammonia ra khỏi hỗn hợp phản ứng.

c. giảm thể tích của hệ phản ứng.

20. Hoàn thành chuỗi phản ứng:

21. Viết phương trình điện li của các chất: NaCl, KOH. HNO3, HClO4, HClO, Ba(OH)2, Na2SO4, FeCl3, Al2(SO4)3, CH3COOH, HCl, Na2CO3, NH4Cl, NH4NO3.

22. Tính pH của dung dịch sau: a. dung dịch NaOH 0,1M;          b. dung dịch HCl 0,1M.

23. Cho 3 dung dịch: NH4NO3, KNO3 và NH4Cl được đánh dấu bất kỳ bằng chữ cái

 (X), (Y), (Z). Tiến hành thí nghiệm của 3 dung dịch trên với dung dịch NaOH, AgNO3 và thu được kết quả ở bảng sau:

 

(X)

(Y)

(Z)

dung dịch NaOH

Không

Khí mùi khai

Khí mùi khai

dung dịch AgNO3

 

Kết tủa trắng

Không

 

 

 

       Hãy xác định (X), (Y), (Z).

Bài viết liên quan